4 cách tiếp cận về tổ chức team building

Nghiên cứu của Eduardo Salas và các cộng sự, về Team Building, trong tác phẩm “Handbook of Human Factors and Ergonomics Methods” (2004), pp. 465-470, đưa ra 4 cách tiếp cận về Tổ chức Team building
(1) Xác lập mục tiêu: nhấn mạnh sự rõ ràng giữa việc xác định mục tiêu của cá nhân và mục tiêu chung của tổ chức. Các thành viên của tổ chức tập trung vào kế hoạch hành động để tìm ra cách đạt được thành công, nguyên nhân thất bại và đạt được mục tiêu đề ra. Điều này là nhằm tăng cường động lực và nuôi dưỡng sự gắn bó với tổ chức. Bằng cách xác định kết quả và mức độ thành công, Tổ chức có thể đo lường sự tiến bộ của các thành viên.

(2) Xác định rõ vai trò của các cá nhân trong tổ chức:
Các cá nhân hiểu rõ vị trí và nhiệm vụ của mình cũng như tôn trọng vai trò của các cá nhân khác trong tổ chức. Điều này là nhằm giảm bớt sự mơ hồ và tăng cường sự hiểu biết về tầm quan trọng của cấu trúc bộ máy của tổ chức của các thành viên trong tổ chức thông qua các hoạt động nhằm xác định và điều chỉnh vai trò của các thành viên trong tổ chức. Nó nhấn mạnh mối quan hệ phụ thuộc, tương hỗ qua lại giữa các thành viên, mỗi thành viên hiểu và tập trung làm tốt vai trò của mình sẽ tạo lên sự thành công của tổ chức;

(3) Giải quyết vấn đề: Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc xác định các vấn đề tồn tại trong tổ chức, cùng ngồi lại xem xét  để tìm ra giải pháp cho vấn đề tồn động. Qua đó có thể nâng cao tư duy phê phán của các thành viên trong tổ chức;

(4) Mối quan hệ giữa các cá nhân:
Theo đó, tổ chức cần tăng cường các kỹ năng làm việc theo nhóm cho các thành viên của tổ chức như: sẵn sàng hỗ trợ và nhận sự hỗ trợ từ các thành viên khác, giao tiếp và chia sẻ. Những tổ chức có ít xung đột giữa các cá nhân nói chung hoạt động hiệu quả hơn những tổ chức khác. Người Facilitator sẽ hướng các cuộc trao đổi để phát triển sự tin tưởng lẫn nhau và giao tiếp cởi mở giữa các thành viên trong nhóm.